Chiếc nhủi để bắt ốc mưu sinh trên dòng sông Lại

Dòng sông Lại chảy dài như mảnh lụa mỏng, uốn lượn quanh miền đất hẹp, mang phù sa bồi đắp cho ruộng vườn và cả những con ốc, con tôm… Từ lâu, người dân quê đã dùng những chiếc nhủi để bắt ốc mưu sinh, kiếm sống. Sông và con người đã có sự gắn kết, bao bọc và yêu thương nhau đến thế.

bắt ốc nhủi
Người dân bên dòng sông Lại dùng những chiếc nhủi để bắt ốc mưu sinh.

Sông Lại chảy qua vùng đất màu mỡ Hoài Hương, thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Sáng sớm, trời đã đổ nắng, những giọt nắng rọi xuống dòng sông và dội ngược lên thứ ánh sáng mang sắc vàng lấp lánh. Đứng bên bờ làng Thạnh Xuân, đưa mắt nhìn xuống dòng sông, tôi đã bị cuốn hút bởi cảnh nhộp nhịp của người dân quê đang hối hả dùng những chiếc nhủi để bắt ốc mưu sinh. Bộ quần áo ướt sũng, lấm lem bùn đất, từng giọt mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt khắc khổ nhưng họ vẫn cầm chắc chiếc nhủi để kiếm từng con ốc gạo nơi đáy sông.

“Chờ lúc nước cạn thì tôi cầm nhủi để ra sông nhủi ốc. Dù mệt nhọc nhưng cũng kiếm được vài ba chục ngàn đồng để có cái ăn, cái mặc và tiếp bước cho lũ trẻ đến trường” - bà Nguyễn Thị Nga (45 tuổi) chưa dứt lời đã kéo ghì tay, tiếp tục nhủi ốc.

Tại làng quê sông nước này, người dân rất quý chiếc nhủi và họ xem đó “cần câu” để kiếm sống. Chiếc nhủi để bắt ốc rất đơn giản, được làm bằng 2 thanh tre vừa đủ cầm tay, cột chéo thành hình chữ X với một tấm lưới mắt nhỏ tạo thành hình tam giác có đáy. Phần đầu của bộ nhủi tiếp xúc trực tiếp với cát dưới đáy sông được căng cố định qua lưới bằng một cọng sắt.

Qua bàn tay khéo léo của người dân sông nước, chiếc nhủi trở nên rất hữu dụng và những con ốc nằm sâu dưới đáy sông chẳng mấy chốc bị tóm gọn.

Theo người dân, khi nhủi cần nhấn mạnh nhủi xuống đáy sông rồi đều đặn đẩy cần nhủi về phía trước làm sao để mặt tiếp xúc không cắm quá sâu dưới cát. Thấy đi được đoạn đường thấy có vẻ nặng tay, họ dừng lại nhấc nhủi lên xốc vài lượt trên mặt nước để cho cát lọt ra khỏi lưới, ốc sẽ được đổ vào thau. Cứ thế, công việc lại tiếp tục.

Chùm ảnh phóng viên Dân Việt ghi lại cảnh người dân dầm mình dưới dòng sông Lại, dùng chiếc nhủi để bắt ốc mưu sinh:

dòng sông thơ mộng
Dòng sông Lại thơ mộng, hữu tình chan hòa giữa núi non.

tất bật mưu sinh
Tất bật mưu sinh mò ốc dưới đáy sông.

chiếc nón cời
Người phụ nữ đội chiếc nón cời, mồ hôi đã nhễ nhại trên vai áo sờn cũ.

chiếc thau nhựa
Chiếc thau nhựa trôi bồng bềnh trên sông, dụng cụ dùng để đựng ốc gạo.

cần mẫn mưu sinh
Người dân cần mẫn mưu sinh trên con sông quê.

phụ nữ làm ốc nhủi
Người làm nghề nhủi ốc đa phần là phụ nữ.

Cảnh mưu sinh vất vả nhưng không bon chen, thi thoảng tiếng cười giòn giã lại vang lên giữa dòng sông.

Báo Dân Việt, 22/11/2015
Đăng ngày 23/11/2015
Bài, ảnh: Dũ Tuấn
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 11:19 21/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 07:07 22/05/2024

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 07:07 22/05/2024

Tổng sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 86.475,3 tấn

Theo đó, sản lượng thủy sản tháng 4/2024 ước đạt 25.998,1 tấn, tăng 2,6% (+648 tấn) so với cùng kỳ. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng ước đạt 86.475,3 tấn, tăng 3,3% (+2.774,7 tấn).

Tàu cá
• 07:07 22/05/2024

Lợi ích và tác dụng của tường chắn bờ cho ao nuôi cua

Nuôi cua là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao ở ĐBSCL đặc biệt là Cà Mau. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu, việc xây dựng tường chắn bờ cho ao nuôi là vô cùng quan trọng. Tường chắn bờ không chỉ giúp bảo vệ ao nuôi mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như duy trì mực nước ổn định, ngăn chặn kẻ thù tự nhiên, và kiểm soát môi trường sống cho cua.

Ao nuôi cua
• 07:07 22/05/2024

Phèn ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể phớt lờ. Tuy không có mặt tự nhiên trong nước, nhưng sự tích tụ của phèn từ các nguồn khác nhau đã và đang gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho quá trình nuôi tôm như giai đoạn lột xác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng của tôm mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:07 22/05/2024